z5407304360058_afb85c76a84f7de86c3d940db15d06b0

DẠY HỌC VỀ DI SẢN CỐ ĐÔ HUẾ - NƠI LƯU GIỮ GIÁ TRỊ VIỆT

 DI SẢN CỐ ĐÔ HUẾ  


a. Giới thiệu khái quát di tích Kinh đô Huế

            Nằm bên bờ Bắc sông Hương nơi xứ sở Huế thơ mộng, Kinh đô Huế - vùng đất ký ức về một thời phong kiến uy quyền của Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn. Mang trong mình những giá trị truyền thống, là biểu tượng của trung tâm thành phố, quần thể di tích Kinh đô Huế đã trở thành di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới năm 1993.

            Để biết thêm về quần thể nơi đây, xin mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham gia không gian số Kinh đô Huế ở link dưới đây:

Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)

               * Vài nét sơ lược về Kinh đô Huế:

            Kinh đô Huế được khởi công xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Đây chính là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm (từ năm 1802 đến năm 1945). Trước đó năm 1803, quá trình khảo sát, kiểm tra và quy hoạch kinh thành do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận và hoàn chỉnh vào năm 1932 dưới triều vua Minh Mạng. Với diện tích mặt bằng lên tới 520 ha xoay mặt về hướng Nam – “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ”.

b. Những di tích thành phần tiêu biểu trong di tích Kinh đô Huế

Quần thể di tích kinh đô Huế có thể được chia thành 2 cụm: cụm công trình ngoài kinh thành và trong kinh thành Huế. Cụm di tích trong Kinh thành Huế không thể không nhắc đến Kỳ Đài, Hoàng Thành Huế (Điện Thái Hòa, Duyệt Thị Đường,...). Đối với cụm di tích ngoài Kinh thành Huế tiêu biểu phải kể tới Chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định, Lăng vua Minh Mạng,... Và còn rất nhiều các di tích thành phần tiêu biểu khác để lại nhiều ấn tượng.

* Kỳ Đài Trường

Kỳ Đài (hay còn gọi là cột cờ) nằm ở vị trí chính giữa trên mặt Nam của Kinh thành, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Kỳ Đài gồm 2 phần cột cờ và đài cờ. Cột cờ được làm bằng gỗ cao gần 30m nhưng đến năm 1846, cột cờ đã được thay bằng 1 cột gỗ dài suốt hơn 32m. Đến năm vua Thành Thái (1904), do gió quật mạnh khiến cột cờ bị gãy nên sau phải đổi thành ống ngang. Tuy nhiên, vào năm 1947, Thực dân Pháp tái chiếm kinh thành Huế, một lần nữa cột cờ bị bắn gãy, cho đến năm 1948 mới được xây dựng lại bằng cột bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m.

            Đây là nơi báo hiệu các dịp lễ Tết, chầu mừng, tuần du cho đến những việc cấp báo. Trên đỉnh cột cờ đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Linh canh đôi lúc phải đứng tại nơi đây dùng kính Thiên Lý để quan sát bờ biển. Trải qua biết bao nốt thăng trầm của kinh thành Huế, Kỳ Đài chính là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Vào ngày 23/8/1945, lần đầu tiên lá cờ của nước VNDCCH tung bay phất phới trên đỉnh Kỳ Đài, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ quân chủ đồng thời là biểu tượng thiêng liên của mảnh đất cố đô.

Đối diện kì đại là Cổng ngọ môn: Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa trong Hoàng Thành. Về quy mô, Ngọ Môn cũng là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng Hoàng Thành. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý - ngọ” (bắc - nam). Cái tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức rất cao. Xưa kia cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng Cung.


Hãy tham quan Di tích Kỳ Đài (Huế), theo đường link (Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn) và trả lời 2 câu hỏi sau: 

* Điện Thái Hòa

            Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Đây là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn, nơi diễn ra các đaị lễ như sinh nhật vua, lễ đăng quang,... hay các cuộc họp long trọng với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần. Điện được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho quy hoạch lại hệ thống kiến trúc công trình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.

Hình ảnh: Nghệ thuật sành sứ trên nóc Điện Thái Hòa


Hình ảnh: Bên trong có ngai vàng ở Điện Thái Hòa


Hình ảnh: Chính diện Điện Thái Hòa



Để tham quan di tích, mời ấn vào link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)

Trong quá trình tham quan em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây: 

* Duyệt Thị Đường

            Duyệt Thị Đường là một trong bốn nhà hát được xây dựng dưới thời triều Nguyễn và được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của cung đình Huế nói riêng và của nước ta nói chung. Được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng, đây là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích và quốc khách của triều đình tới thưởng thức nghệ thuật với đa dạng các loại hình nghệ thuật như tuồng, kịch hát, ca Huế,... Trải qua biết bao nhiêu năm trùng tu, sửa chữa nhiều lần do chiến tranh tàn phá, ngày nay Duyệt Thị Đường là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa - Nhã nhạc cung đình, ca Huế đồng thời là nơi “Âm nhạc cùng phô bày, hòa lòng người để nuôi dưỡng chí khí/Thiện ác đồng trình diện, khiến giữ được cái tốt (cái đúng) mà giới hạn cái xấu (cái sai)” (Hai câu đối của Vua Minh Mạng được treo lên lầu nơi vua ngồi xem”.


Để tham quan di tích, mời ấn vào link: Virtual Hue - Digital Twin for Virtual Tourist (vr360.com.vn)

Trong quá trình tham quan em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây: 


Mới hơn Cũ hơn